0937.621936

VỢ, CHỒNG KHÔNG ĐƯỢC LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Khi vợ, chồng không còn tìm được tiếng nói chung trong cuộc sống hôn nhân sẽ suy nghĩ đến việc ly hôn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, để bảo vệ quyền lợi của trẻ em và phụ nữ mà pháp luật không cho phép vợ, chồng được ly hôn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp trường hợp nào vợ, chồng không được ly hôn.

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Điều 56 Luật HNGĐ 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Trường hợp vợ, chồng không được phép ly hôn

Theo đó, vợ, chồng không được phép ly hôn khi:

  1. Không có căn cứ có về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  2. Vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
  3. Để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Trên thực tế, phải xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng có thật sự là đang chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con dưới 12 tháng hay không. Do vậy khi thực hiện quy định sẽ phát sinh những vướng mắc trong một số trường hợp cụ thể  mà chúng ta cần phải xác định xem người chồng có được quyền đơn phương ly hôn hay không, ví dụ:

  • Trường hợp người phụ nữ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con, thì trên thực tế họ không được xét vào trường hợp mang thai/sinh con/đang nuôi con, như vậy người chồng vẫn có thể đơn phương ly hôn;
  • Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người phụ nữ vẫn được coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn;
  • Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế họ cũng không được xác định là đang mang thai/sinh con/nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn;
  • Trường hợp người phụ nữ nhận nuôi con nuôi (hợp pháp theo quy định của pháp luật) mà đứa con dưới 12 tháng tuổi thì về nguyên tắc người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.

 

Trên đây là các trường hợp mà pháp luật không cho phép vợ, chồng ly hôn. Nếu có thắc mắc, cần tư vấn về hôn nhân và gia đình hoặc các lĩnh vực khác, xin hãy gọi đến Hotline của Chúng tôi: 0937 621 936. Theo dõi fanpage https://www.facebook.com/HanhMinh.Law để cập nhật thông tin pháp luật sớm nhất.